Giới Hạn Tốc Độ Của Saitama Kinh Khủng Đến Đâu?

0 4.214

OnePunch Man vốn là một bộ truyện webcomic được thực hiện trên internet bởi tác giả ít tên tuổi ONE từ năm 2009, nhưng sau đó One Punch Man đã nhanh chóng vụt sáng và trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội. Vào năm 2012, One Punch Man đã thu hút được 7,9 triệu lượt đọc. Ngay sau đó, tác giả ONE đã nhận được lời mời chuyển thể tác phẩm trở thành manga chính thống và được vẽ bởi mangaka nổi tiếng Yusuke Murata. Bộ truyện cũng đã được chuyển thể sang Anime và thu hút đông đảo fan hâm mộ trên toàn thế giới.
Trong anime OnePunch Man Seasson 1 đã kết thúc với 1 cú đấm nghiêm túc tiêu diệt tên bán thần Boros. Lần thứ 2 Saitama tung ra cú đấm nghiêm túc để tiêu diệt Rết Trưởng Lão cũng là lúc kết thúc Seasson 2. Không quá khi nói rằng Một khi anh hói nhà ta đã nghiêm túc thì không chỉ đối thủ khóc thét mà còn làm các fan tiếc nuối khi kết thúc cả đối thủ lẫn anime một cách quá nhanh chóng.
Khi mà Seasson 2 của OnePunch Man đã kết thúc thì các khoa học gia internet “ăn hại” lại có thêm thời gian để thực hiện các nghiên cứu “vĩ đại” của mình. Và dưới đây cũng là một trong những thành quả nghiên cứu đó.

Trong Video trước…trước…trước đó, Mình và các bạn đã cùng tính toán sức mạnh của Áo Choàng Hói Saitama qua 3 chi tiết đáng chú ý nhất đó là cú đấm bốc lửa, phát nổ của Saitama, Cú đấm phá hủy thiên thạch, và cú đấm nghiêm túc đập tan đòn đánh tiêu diệt hành tinh của Boros.
Một nghiên cứu khá là hack não phải không nào?
Nhưng đã tính đến sức mạnh của Saitama rồi mà không tính đến tốc độ của anh Hói thì có vẻ thiêu thiếu một cái gì đó nhỉ?

Chính vì vậy Video này Tiểu Linh Nhi sẽ cùng các bạn tính toán tốc độ của Saitama nhanh đến mức độ nào nhé 🙂

Để tính toán được tốc độ của Saitama trước tiên cần phải biết những tình huống nào thể hiện tốc độ siêu phàm của Áo Choàng Hói Saitama. Mình sẽ chọn ra 3 tình huống được nhiều người nhắc đến nhất.
Thứ nhất là pha bật ngang nghiêm túc tạo nên bức tường sư cọ của Saitama.
Thứ 2 là pha bắt kiếm của Sonic khi nó gần như đã đâm vào mắt Saitama. Để có thể làm được điều này đòi hỏi khả năng phản xạ cùng tốc độ tay vô cùng kinh khủng. Điều mà khá nhiều người bỏ qua vì nghĩ rằng nó không có gì khó.
Thứ 3: Cú bật nhảy lao từ mặt trăng về trái đất sau cú đá của Boros.

Chi tiết đầu tiên phải kể đến đó là khi Saitama thi triển bức tường sư cọ với bật ngang liên tục.

Có phải bạn đang cho rằng việc tạo ra được ảnh phân thân như vậy cần đạt đến tốc độ ánh sáng hoặc nhanh hơn. Thực tế thì bạn đã nhầm.
Mọi người luôn nghĩ rằng việc tạo ra 1 ảo ảnh hay phân thân là điều không thể. Nhưng với cơ chế sinh lý của mắt người để tạo ra những ảo ảnh chỉ thực sự khó với người thường còn với những anh hùng có sức mạnh siêu phàm để làm được điều này cũng không quá khó như bạn tưởng.
Với hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc của con người thì việc tạo ra bức tường sư cọ với Saitama là khá đơn giản.
Hiện tượng lưu ảnh ở mắt được nhà vật lý người Bỉ Joseph Plateau phát hiện ra vào năm 1829. Ông nhận thấy rằng trong tầm khoảng 0,1 giây, chúng ta vẫn có cảm giác rằng ta đã nhìn thấy vật. Ông đã giải thích rằng do màng lưới của mắt vẫn còn lưu giữ ảnh dù ánh sáng kích thích không còn nữa.
Như vậy để tạo ra 1 bức tường sư cọ Saitama cần xuất hiện tại tất cả các vị trí trong 0,1s. Mình lấy 1 còn số khả quan là bức tường sư cọ này dài 10m. Vậy tốc độ tối thiểu để có thể tạo ra bức tường này là 100m/s sấp xỉ 0,29 lần vận tốc âm thanh.

Chi tiết thứ 2

Trong tập 4 season 1 OnePunch Man, Có 1 chi tiết rất đáng lưu ý đó là khi Sonic đâm thanh kiếm đến sát mắt Saitama và bị bẻ gãy trong chớp nhoáng. Mặc dù từ khi xuất hiện đến nay Sonic liên tục ăn hành trong đó có 14 lần thất bại trước Áo choàng hói nhưng không thể phủ nhận Sonic là một trong những người sở hữu tốc độ nhanh nhất OnePunch Man. Vì vậy một nhát đâm kiếm từ tay của Sonic là không thể khinh thường.
Để tính toán một cách chính xác, mình phải biết chính xác kích thước của thanh kiếm ninja mà tốc độ âm thanh Sonic đã sử dụng. Rất may mắn mình đã tìm được 1 thanh kiếm Ninja tương tự như vậy được gọi là Ninjato. Thanh kiếm này có chiều rộng 2cm ở phần cuối của lưỡi kiếm. Thực chất phép tính này cũng chỉ mang tính tương đối, nhưng để chính xác nhất mình cần có nhiều số liệu đáng tin cậy.
Tiếp theo đó là khoảng cách từ mũi thanh kiếm Ninjato tới mắt của Saitama khi thanh kiếm dừng lại. Khá khó khăn để đo được khoảng cách này khi mà khung hình không vuông góc, rất may mắn bằng 1 loạt thủ thuật mình đã tính được khoảng cách này tương đương với 10% chiều rộng lưỡi kiếm, 2mm hoặc 0,002m.

Một thứ khác cần tính toán đó là tốc độ đâm ra thanh kiếm của Sonic. Có quá nhiều biến số không thể tính toán trong chi tiết này. Chính vì vậy mình quyết định giả định rằng tốc độ nhát đâm này tương đương với tốc độ âm thanh ( tốc độ mà Sonic có thể đạt được) trong điều kiện lý tưởng 343,2 m/s.
Vậy Saitama có bao lâu để phản ứng lại với cú đâm này?
Chúng ta đã biết khoảng cách đến mục tiêu là 0,002m và vận tốc thanh kiếm lao tới là 343,2m/s
Một phép tính đơn giản, lấy khoảng cách chia cho vận tốc ra thời gian. 0,002m chia 343,2 được 5,82×10^-6 giây.
Theo Wikipedia thì tốc độ chớp mắt trung bình của con người mất 350.000 micro giây tức là Saitama cần phản ứng trong thời gian tối đa là 1/100.000 cái chớp mắt.

Còn 1 thông tin cuối cùng cần biết đó là Saitama phải di chuyển tay bao xa để bắt thanh kiếm. Theo Hồ Sơ Nhân Vật, Saitama cao 175cm, so sánh với 1 người tương tự khoảng cách tư bàn tay đến mắt vào khoản 83,82cm tương đương 0,8382m.

Và bây giờ là lúc tiết lộ tốc độ của Saitama. Tất cả những gì chúng ta cần làm là sử dụng cùng một công thức trước đây, nhưng tính toán vận tốc thay vì thời gian. Lấy Khoảng cách chia cho thời gian tối đa để phản ứng và chúng ta sẽ có tốc độ tối thiểu cần thiết để ngăn chặn lưỡi kiếm Ninjato đâm vào mắt Saitama.
Vận tốc sẽ bằng 0.8382m chia cho 5.82×10^-6 giây và bằng 144.020 m/s. Tốc độ này gấp 419 lần tốc độ âm thanh.

Chi tiết thứ 3: Cú bật nhảy từ mặt trăng về trái đất của Saitama.

Trong trận đánh với Boros, Saitama bị đánh văng lên mặt Trăng. Sau khi chơi đùa với cục đá trong trạng thái không trọng lực, thánh phồng nhảy về Trái đất.
Việc tính toán tốc độ của Saitama với chi tiết này khá đơn giản.
Theo Wikipedia Khoảng cách trung bình từ mặt trăng đến trái đất vào khoản 384.403 km.
Ước tính, thời gian cho cú nhảy từ 0:36 đến 0:54 là 19s.

Tốc độ cú nhảy này của Saitama sẽ vào khoảng 20.231 km/s tương đương 72.834.252 km/h, 20.231.000m/s.
Tốc độ âm thanh trong điều kiện lý tưởng là 343.2 m/s. Vậy thì tốc độ của Saitama tương đương 58.948 lần tốc độ âm thanh, sấp xỉ 6,7% tốc độ ánh sáng.

Nhưng hãy quên những tính toán ở trên đi vì theo tiết lộ từ tác giả cú nhảy này thực tế chỉ mất có 1,5s. Để làm được điều này Saitama cần nhảy với vận tốc trung bình 256.268 km/s tương đương gần 746.701 lần tốc độ âm thanh, 85% tốc độ ánh sáng. Và dĩ nhiên với chi tiết Saitama với vẻ mặt tỉnh bơ, ngáo ngơ của áo choàng hói thì cú nhảy này không phải là toàn bộ sức mạnh của anh.
Hòn đá trong tay Saitama không hoàn toàn là để chơi đùa, nó như một công cụ để Saitama ước lượng tốc độ cho cú nhảy để không gây ra thiệt hại quá lớn cho trái đất cũng như khả năng bơi ngoài không gian.

Cũng như sức mạnh, tốc độ của Saitama vẫn chưa bao giờ đạt đến giới hạn. Vì vậy tốc độ thực sự của Saitama vẫn còn là một điều bí ẩn mà chỉ có One mới biết giới hạn thực sự cho tốc độ của Saitama nằm ở đâu?

Cám ơn các bạn đã xem hết video này. Hãy Like Share Subscribe và đừng quên ấn vào chuông thông báo để nhận những Video mới nhất từ chúng mình nhé! Bye

À quên sau đây là những hình ảnh đẹp nhất của OnePunch Man mình đã sưu tầm được dành cho các bạn. Nếu muốn download bộ ảnh này hãy truy cập vào link sau: https://hosonhanvat.vn/bo-anh-dep-voi-chu-de-onepunch-man

Get real time updates directly on you device, subscribe now.

Bình Luận
Loading...